Mất Trắng Sau Dịch: Cho Thuê Xe Du Lịch Ế Ẩm Triền Miên
Sau đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có. Trong đó, dịch vụ cho thuê xe du lịch cũng không nằm khỏi “vòng xoáy” khốc liệt của sự suy thoái. Nhiều cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực vận tải đều phải đối mặt với tình trạng “đóng băng”, điều này dẫn đến hệ quả mất trắng tiền vốn và các khoản chi phí đầu tư.
Bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tình trạng ngành cho thuê xe sau đại dịch, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ế ẩm, và những giải pháp khả thi để vực dậy lĩnh vực này.
1. Tình hình thực tế của thị trường cho thuê xe sau đại dịch COVID-19
Sau khi đại dịch bùng phát, ngành du lịch toàn cầu đã bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng, và thị trường tại Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do sự hạn chế đi lại, con người đã tạm vắng bóng trong các hoạt động du lịch, làm giảm nhu cầu sử dụng dịch vụ cho thuê xe.
1.1. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ế ẩm
- Nhu cầu du lịch chưa phục hồi: Sau khi dịch bệnh được kiểm soát, mặc dù đã cho phép tự do đi lại du lịch, nhưng nhu cầu thuê xe vẫn chưa được khởi động. Khách hàng vẫn còn dè chừng trong việc di chuyển vì sợ bị lây nhiễm.
- Mức độ cạnh tranh gay gắt: Thị trường cho thuê xe đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các dịch vụ trực tuyến, điều này dẫn đến việc cạnh tranh giá cả. Sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe công nghệ, đã “giáng đòn” lên các đơn vị cho thuê truyền thống.
- Chi phí duy trì cao: Đối với các doanh nghiệp nhỏ và lẻ, việc duy trì đội xe và nhân viên trong giai đoạn không có khách hàng là một gánh nặng tài chính lớn. Không ít đơn vị đã cắt giảm nhân công và thu hẹp quy mô hoạt động.
1.2. Triển vọng phục hồi của ngành cho thuê xe
Mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu vẫn chưa thực sự ổn định, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố giúp ngành cho thuê xe khôi phục trong tương lai. Với sự tăng trưởng của ngành dịch vụ nội địa và xu hướng du lịch tự túc, điều này tạo cơ hội cho dịch vụ thuê xe thêm phần nở rộ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi chiến lược marketing, thường xuyên cập nhật các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng chu đáo là chìa khóa giúp giữ chân khách hàng trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Sau dịch bệnh, Công ty Phan Văn là 1 trong những đơn vị vươn lên phát triển ngành cho thuê xe tại Đà Nẵng
2. Những thách thức mà ngành cho thuê xe phải đối mặt
2.1. Tình trạng xuống cấp của đội xe
Một trong những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp thường xuyên đối mặt đó là tình trạng xuống cấp của đội xe. Khi không có khách hàng, việc bảo trì và bảo dưỡng xe cũng mất một khoản chi phí khá lớn.
Nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận rủi ro, khi tiếp tục cho thuê những chiếc xe không đạt tiêu chuẩn, điều này đã ảnh hưởng đến uy tín, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của hành khách.
2.2. Vấn đề quản lý nhân sự
Trước kia đại dịch, các doanh nghiệp tuyển dụng rất nhiều nhân viên lái xe. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh bùng phát, họ phải cắt giảm nhân sự và giảm giờ làm của nhân viên.
Với tình hình một người đảm đương nhiều công việc khác nhau, từ lái xe, bảo trì xe cho đến chăm sóc khách hàng, điều này có thể làm giảm chất lượng dịch vụ.
2.3. Sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng
Với xu hướng du lịch xanh lên ngôi, nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn những phương tiện thân thiện với môi trường. Chẳng hạn như xe điện, xe hybrid hay các loại xe đời mới, phiên bản cao cấp. Do đó, doanh nghiệp nào không bắt kịp xu thế sẽ dễ dàng bị bỏ lại phía sau.
Khách hàng thích trải nghiệm đi xe đời mới, đầy đủ tiện nghi
3. Giải pháp nào cho ngành cho thuê xe du lịch?
3.1. Tập trung vào công nghệ
Để cải thiện tình hình, các doanh nghiệp và cá nhân nên đầu tư vào công nghệ. Việc đặt xe trực tuyến trên ứng dụng, giúp tối ưu quy trình cho thuê. Khách hàng dễ dàng tìm kiếm và đặt xe theo nhu cầu của mình. Đồng thời, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Chưa hết, việc sử dụng phần mềm quản lý đội xe, giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình trạng phương tiện, qua đó lên lịch trình bảo trì và đánh giá hiệu suất của từng tài xế. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ.
3.2. Định hình lại mô hình kinh doanh
Hiện nay, các doanh nghiệp đã không còn tập trung khai thác dịch vụ cho thuê xe truyền thống, mà mở rộng sang các dịch vụ bổ sung như tour du lịch trọn gói, cho thuê xe kèm tài xế, cho thuê xe dài hạn,...
Việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng, tăng doanh số và cải thiện tình trạng tài chính.
3.3. Chăm sóc khách hàng thường xuyên
Chăm sóc khách hàng thường xuyên sẽ xây dựng được lòng tin của người sử dụng dịch vụ. Doanh nghiệp có thể tung ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, combo,... để tri ân khách hàng.
Ngoài ra, việc lắng nghe ý kiến khách hàng cũng rất quan trọng. Chính những sự góp ý này, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của thị trường, từ đó điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ sao cho phù hợp.
Chăm sóc khách hàng chu đáo khi sử dụng dịch vụ
4. Tổng kết
Mặc dù dịch bệnh đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho ngành vận tải, nhưng không có nghĩa là sẽ đi vào ngõ cụt. Với sự sáng tạo, đổi mới sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được hướng đi phù hợp, để phục hồi và phát triển hơn trong tương lai. Phan Văn Travel nhận thấy rằng, nếu biết lắng nghe và nắm bắt cơ hội, trái ngọt sẽ tự tìm đến chúng ta.